Luật Doanh Nghiệp

QUY ĐỊNH MỚI VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TỪ MÁY TÍNH TIỀN THEO NGHỊ ĐỊNH 70/2025/NĐ-CP

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền ngày càng được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực bán lẻ, ăn uống, dịch vụ tiêu dùng. Nhằm phù hợp với thực tiễn và thúc đẩy chuyển đổi số, Nghị định 70/2025/NĐ_CP đã bổ sung nhiều quy định mới liên quan đến loại hóa đơn này.Vậy, các điểm mới đáng chú ý là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách nắm rõ những nội dung cần thiết để áp dụng đúng và hiệu quả.

  1. Về hóa đơn điện tử máy tính tiền
  • Về đối tượng bắt buộc áp dụng?
    _ Có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. Riêng hộ kinh doanh có thêm một số tiêu chí để giới hạn nhóm bắt buộc (Chi cục Thuế đã có
    bài chi tiết).
  • DN có nhiều hoạt động thì đăng ký như thế nào?
    _ TH doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh thì đăng ký sử dụng HĐ MTT cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng; HĐĐT đang sử dụng áp dụng cho các hoạt động kinh doanh khác.
  • Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký, sử dụng HĐ MTT trước 01/6/2025?
    _ Tiếp tục sử dụng bình thường, không phải chuyển đổi.
    Doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng HĐĐT cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng trước 01/6/2025 thì có bắt buộc chuyển đổi?
    _Doanh nghiệp được lựa chọn chuyển đổi hoặc tiếp tục áp dụng hình thức HĐĐT đang áp dụng.
  • Trên HĐ MTT có nội dung không bắt buộc phải thể hiện?
    CÓ. Khi người mua không yêu cầu thì không phải thể hiện thông tin người mua trên HĐ MTT (tên, địa chỉ, MST).

2. Áp dụng HĐĐT khi bán hàng hóa, CCDV

    • Bổ sung thêm TH được cấp HĐ theo từng lần phát sinh?
      > DN đang làm thủ tục phá sản nhưng vẫn có HĐKD dưới sự giám sát của Tòa án.
      > DN, tổ chức, HKD trong thời gian giải trình hoặc bổ sung tài liệu do liên quan các TH buộc ngừng sử dụng HĐĐT.
    • Thời hạn nộp thuế TH cấp HĐ theo từng lần phát sinh được quy định linh động hơn? ĐÚNG. Trong ngày hoặc ngày làm việc tiếp theo kể từ thời điểm hồ sơ đề nghị được cơ quan thuế chấp nhận.
    • TH HĐ cấp theo từng lần phát sinh có sai sót xử lý ntn? Được điều chỉnh/thay thế như HĐ thông thường.

    3. Thay thế, điều chỉnh HĐĐT khi bán hàng hóa, CCDV
    Cụm từ “thay thế, điều chỉnh HĐĐT” ở Nghị định 70 thay cho cụm từ “xử lý HĐ có sai sót” ở Nghị định 123 để bao quát tất cả các trường hợp thay/điều chỉnh HĐ, bao gồm cả TH lập sai và không lập sai.
    + Không được huỷ HĐ đã lập sai?
    _ Trường hợp HĐ lập sai đã được cấp mã hoặc gửi dữ liệu đến cơ quan thuế thì không được huỷ dù chưa gửi cho người mua. Thay vào đó, tùy theo lỗi sai mà xử lý.
    + Các loại sai sót và cách xử lý
    _ Chỉ sai tên, địa chỉ người mua: Không lập HĐ điều chỉnh/thay thế, chỉ thông báo cho người mua và cơ quan thuế theo mẫu 04/SS_HĐĐT. Theo đó, hệ thống tự động phản hồi thông báo tiếp nhận.
    _ Sai các nội dung còn lại (MST, số tiền, hàng hóa/dịch vụ, thuế suất…): Lập HĐ điều chỉnh/thay thế cho HĐ đã lập sai, không lập mẫu 04/SS_HĐĐT.
    > Nếu sau đó lại tiếp tục phát hiện sai thì xử lý thống nhất theo lần đầu (Fn): Hóa đơn điều chỉnh Fn1 là điều chỉnh cho HĐ gốc (F0), HĐ thay thế Fn là thay cho HĐ liền kề trước (Fn_1).
    > Trường hợp hóa đơn đã lập sai không có ký hiệu, số HĐ thì chỉ thực hiện lập HĐ điều chỉnh.
    > Trên HĐ điều chỉnh thể hiện: Giá trị điều chỉnh tăng ghi (+), điều chỉnh giảm ghi (-).
    + Trước khi lập HĐ điều chỉnh/thay thế do sai sót phải làm gì?
    _ Nếu người mua là DN, tổ chức, HKD: Hai bên phải có văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai.
    _ Nếu người mua là người tiêu dùng: Thông báo trên website hoặc trực tiếp.
    + Trường hợp sai sót lặp đi, lặp lại có cần phải điều chỉnh/thay thế theo từng HĐ? Không. TH trong cùng tháng đã lập sai cùng thông tin trên nhiều HĐ của một người mua, thì được lập 01 HĐ điều chỉnh/thay thế cho những HĐ đã lập sai và đính kèm bảng kê các HĐ đã lập sai theo mẫu số 01/BK_ĐCTT.
    +Trường hợp nhận được yêu cầu rà soát của cơ quan thuế? Khi nhận được yêu cầu rà soát theo mẫu 01/TB_RSBT từ cơ quan thuế, người bán có trách nhiệm rà soát và thực hiện điều chỉnh/thay thế HĐ.
    + Có quy định mới rõ ràng về xử lý HĐ không phải do lập sai? Đúng vậy. Từng TH được quy định rõ ràng để thực hiện:
    _ TH khi thanh/ quyết toán có sự thay đổi về giá trị, khối lượng trên cơ sở KL của cơ quan NN có thẩm quyền thì lập HĐ mới đối với phần chênh lệch phát sinh: giảm ghi () hoặc tăng ghi (+). TH chiết khấu TM được lựa chọn 1 trong 2 cách:
    > Số tiền chiết khấu được ghi trên HĐ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau đảm bảo số tiền chiết khấu không vượt quá giá trị HHDV ghi trên HĐ;
    > Được lập HĐ điều chỉnh kèm bảng kê các số HĐ cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
    _ TH trả lại HHDV:
    > Người mua trả lại toàn bộ hoặc một phần HH (bao gồm cả đổi hàng làm thay đổi giá trị HH đã mua) thì người bán lập HĐ điều chỉnh hoặc người mua lập HĐ giao lại cho người bán (nếu các bên có thỏa thuận).
    > Nếu HH là tài sản phải đăng ký quyền sử dụng; sở hữu theo QĐPL và đã được đăng ký theo tên người mua thì khi trả lại người mua lập HĐ cho người bán (trừ TH người mua không sử dụng HĐ)
    > Trường hợp hoàn phí, giảm phí, giảm hoa hồng và các khoản chi để giảm thu khác theo QĐPL về KD bảo hiểm: căn cứ văn bản 02 bên, người bán lập HĐ điều chỉnh không phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền.
    > Trường hợp đã lập HĐ khi thu tiền trước khi cung cấp DV, KD BĐS, XD CSHT, XD nhà để bán/ chuyển nhượng sau đó hủy/chấm dứt cung cấp GD và hủy một phần việc cung cấp DV thì người bán lập HĐ điều chỉnh HĐ đã lập
    _ Trường hợp sử dụng dịch vụ viễn thông trả trước: Dữ liệu kê khai dựa theo bảng kê hoặc biên bản bàn giao.
    _ TH tổ chức cung ứng DV thanh toán phát sinh GD hoàn phí DV thanh toán thẻ ngân hàng thì thực hiện lập HĐ điều chỉnh, trên HĐ không cần có thông tin “Điều chỉnh cho HĐ số …. “
    _ TH cung cấp DV viễn thông mà khách hàng sử dụng thẻ trả trước để thanh toán cho cước trả sau, nhắn tin ủng hộ từ thiện, DV khác và khi bán thẻ cào: DN viễn thông căn cứ vào dữ liệu trên bảng kê hoặc BBLV với đối tác, khách hàng để lập HĐ điều chỉnh.

    • HĐ điều chỉnh/thay thế kê khai như thể nào?
      _ HĐ điều chỉnh/thay thế phát sinh do lập sai nội dung (MST, số tiền, hàng hóa/dịch vụ, thuế suất , … ) thì người bán, người mua khai bố sung vào kỳ phát sinh HĐ bị điều chỉnh, bị thay thế (kỳ HĐ đã lập sai/kỳ gốc);
      Vd: ngày 01/5 mua HH đã lập HĐ trị giá 10tr, đến ngày 01/6 phát hiện sai đơn giá, người bán lập HĐ điều chỉnh tăng 1tr thì: cả 2 khai bổ sung vào kỳ khai thuế tháng 5.
      _ HĐ điều chỉnh phát sinh do có sự kiện xảy ra (như các TH trên) thì người bán kê khai vào kỳ phát sinh HĐ điều chỉnh, người mua kê khai vào kỳ nhận được HĐ điều chỉnh.
      Vd: ngày 01/5 mua HH đã lập HĐ trị giá 10tr, đến 01/6 người mua trả lại hàng và người bán lập HĐ điều chỉnh giao cho người mua thì: cả 2 khai bổ sung vào kỳ khai thuế tháng 6.
      Trên đây là những điểm mới quan trọng về hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ_CP mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần nắm rõ để triển khai đúng quy định. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quy định mới này hoặc cần hỗ trợ trong quá trình thực hiện, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và kịp thời.
      CÔNG TY LUẬT TNHH LEGALZONE
      Hotline: 0985233413
      Email: legalzone.lawyer@gmail.com
      Website: lgz.vn
      Địa chỉ: số 26 Đường Láng, tòa nhà Vân Nam, Ngã Tư Sở, Thanh Xuân, Hà Nội